Lễ hội Đền Hùng tổ chức ở đâu? Lịch sử, ý nghĩa

Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là lễ Giỗ tổ Hùng Vương là dịp khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ đến công lao lập nước của các vị vua Hùng. Vậy thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội này ở đâu? Hãy cùng funtasticplaycenters.com giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội Đền Hùng là một trong những sự kiện văn hóa lớn và quan trọng của đất nước. Hàng năm, lễ hội được tổ chức tại Việt Trì (Phú Thọ) vào ngày 10/3 âm lịch. Tuy nhiên, trước đó trên địa bàn Phú Thọ đã có rất nhiều hoạt động, chương trình để chào mừng du khách đến với Đền Hùng.
Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ) là nơi diễn ra những lễ hội mang tính chất quốc gia nhằm tưởng nhớ đến công ơn dựng nước của các vua Hùng.
Năm 2023, ngày Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào 29/4 dương lịch. Điều đặc biệt là lễ hội Đền Hùng năm nay liền kề với ngày 30/4 và 1/5 nên người dân sẽ có thời gian dài tận hưởng các lễ hội tại Đền Hùng.

II. Những nghi thức quan trọng của lễ hội giỗ tổ Hùng Vương

Đến với Giỗ tổ Hùng Vương, sẽ có hai phần chính là lễ và hội. Cụ thể như sau:

1. Phần lễ

Phần lễ của ngày Giỗ tổ Hùng Vương sẽ có nghi thức dâng hoa của các đoàn đại biểu được cử hành nghiêm trang, thành kính. Lễ vật dùng trong nghi thức tế lễ bao gồm bánh chưng, lợn, bành dày, bò, dê…
Khi tiếng nhạc phường bát âm chính thức vang lên cũng là lúc chủ tế của buổi lễ đọc lời nguyện trước ngai thờ các vị vua vua Hùng, cứ mỗi lần chủ tế đọc lời tế trong sớ sẽ kèm theo hồi chuông, chiêng.
Nghi thức tế lễ được diễn ra cho đến khi lời nguyện trọng sớ được đọc hết. Không khí lễ rước kiệu rất đông vui, mọi người sẽ cùng đi theo đến đền Thượng.

2. Phần hội – Lễ hội Đền Hùng

Đua thuyền, hát xoan là những hoạt động nghệ thuật hấp dẫn tại lễ hội đền Hùng
Phần hội của lễ hội Đền Hùng bao gồm nhiều trò chơi dân gian, hình thức sinh hoạt phong phú như thi nấu bánh chưng, đánh cồng chiêng, các hoạt động văn nghệ…
  • Từ mùng 1-3/3 âm lịch: bạn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm, tư liệu về các vua Hùng, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng tại di tích đền Hùng, bảo tàng.
  • Từ mùng 4-6/3 âm lịch: du khách được trải nghiệm màn đánh trống đồng, đâm đuống tại di tích Đền Hùng, các màn hát xoan, múa rối nước…
  • Từ mùng 7-8/3 âm lịch là thời gian diễn ra những lễ hội như giã bánh dày, nấu bánh chưng, kéo co, bơi trải…
  • Đặc biệt vào ngày giỗ tổ Hùng Vương còn tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại công viên Văn Lang trong vòng 15 phút.

III. Ý nghĩa tín ngưỡng của lễ hội giỗ tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng là ngày hội chung vui của toàn dân tộc, là dịp để con cháu đời sau nhớ đến công ơn dựng nước của các vua Hùng. Đồng thời cũng thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc trong việc bảo tồn những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
Bên cạnh đó, Giỗ tổ Hùng Vương cũng là dịp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống của người Việt. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Ngày nay, lễ Giỗ tổ Hùng Vương ngày càng có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Việt.

IV. Những địa điểm tham quan khi đến lễ hội Đền Hùng

1. Đền Hạ

lễ hội đền Hùng
Đền Hạ chính là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng
Đây là ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 17 theo phong cách kiến trúc cổ. Tương truyền rằng, khu vực đền Hạ chính là nơi mẹ Âu cơ sinh ra trăm trứng.
Phía sau đến Hà hiện nay vẫn lưu giữ giếng Mắt rồng – là nơi ấp trứng.

2. Đền Trung

Đền Trung có lối kiến trúc theo kiểu chữ Nhất. Đây là nơi vua Hùng thứ 6 truyền ngôi cho Lang Liêu theo truyền thuyết bánh chưng, bánh dày.
Không chỉ vậy, khu vực đền Trung còn là nơi các vua quan đến đi dạo, bàn việc đất nước.

3. Đền Thượng

Đền Thượng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh
Đến với lễ hội Đền Hùng, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thăm đền Thượng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh. Đây không chỉ là ngôi đền được xây ở vị trí cao mà còn là nơi các vua Hùng thường tế trời để cầu mong mưa thuận gió hòa, dân chúng ấm no.
Khi giặc Ân xâm lược nước ta, vua Hùng thứ 6 đã cầu người tại giữ nước ngay tại đền Thượng.

4. Chùa Thiên Quang

Ngôi chùa này có vị trí gần với đền Hạ. Đây là nơi Bác Hồ đã trò chuyện với Đại đoàn quân tiên phong trước khi về Hà Nội. Đặc biệt, khi đến chùa Thiên Quang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng chiếc chuông được đúc từ thời nhà Lê.

5. Lăng vua Hùng

Theo tương truyền của người dân địa phương, đây chính lăng của vua Hùng thứ 6.
Lăng được xây theo hướng Đông Nam, nằm ở phía Đông của đền Thượng. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy lăng vua Hùng được xây theo thế “đầu đội núi, chân đạp nước”.

6. Giếng Ngọc Tỉnh

Giếng Ngọc Tỉnh là nơi thờ 2 nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa
Trong khu di tích đền Hùng, giếng Ngọc Tỉnh chính là nơi tưởng nhớ và thờ 2 nàng công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Được biết, tiên Dung và Ngọc Hoa đã có công giúp nhân dân trồng lúa và trị thủy.

V. Những lưu ý khi tham dự lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Đối với những ai có dự định dâng lễ cầu bình an, may mắn tại lễ hội Đền Hùng thì nên lựa chọn lễ vật phù hợp. Ngoài những ý nghĩa kể trên, lễ hội giỗ tổ Hùng Vương còn đại diện cho sự nguyện ý về việc phát triển không ngừng của đất nước.
Do đó, bên cạnh xôi, thịt gà, bò, dê, rượu trắng, hoa quả… thì bánh chưng, bánh dày là những lễ vật không thể thiếu. Đồng thời, vua Hùng chính là người dạy dân ta cấy lúa và khai sinh ra nền văn minh lúa nước, vậy nên, trong mâm cúng lễ luôn luôn phải có cơm.

VI. Kết luận

Trên đây là những thông tin về lễ hội Đền Hùng (giỗ tổ Hùng Vương) mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, bạn đã có thêm những kiến thức hấp dẫn về các lễ hội truyền thống của nước ta. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.