Một số lễ hội ở Việt Nam được ví như bảo tàng sống về văn hóa, lịch sử của từng địa phương. Đồng thời, lễ hội chính là sự kiện để con cháu đời sau bày tỏ lòng thành đến các vị anh hùng dân tộc, ông cha hay thần linh có công với đất nước. Hãy cùng funtasticplaycenters.com điểm danh một số lễ hội nổi tiếng ở nước ta dưới đây.
I. Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc
Đất nước Việt Nam có rất nhiều lễ hội văn hóa trải dài từ Bắc vào Nam, được tổ chức vào một khoảng thời gian nhất định trong năm. Sau đây là một số lễ hội ở Việt Nam được tổ chức ở miền Bắc.
1. Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc nước ta được tổ chức từ ngày 6/1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, thường đông nhất là từ rằm tháng Giêng cho đến ngày 18/2 âm lịch.
Chùa Hương nằm ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), cứ mỗi độ xuân về, hàng triệu Phật tử trên cả nước lại nô nức về đây trẩy hội. Lễ hội chùa Hương mang đậm tín ngưỡng của Bắc Bộ và cũng là dịp để người dân đến đây cầu may.
2. Một số lễ hội ở Việt Nam – Hội Lim
Hội Lim tại tỉnh Bắc Ninh là một trong những lễ hội dân gian được nhiều người yêu thích. Hội thường diễn ra từ ngày 12 – 14/1 âm lịch hàng năm; trong đó ngày hội chính là ngày 13 Giêng.
Cũng giống với một số lễ hội ở Việt Nam, hội Lim bao gồm 2 phần chính là phần lễ và hội.
- Phần lễ bắt đầu từ 8h00 ngày 13 tháng giêng, mở đầu là lễ rước, sau đó là những nghi lễ, hát thờ hậu, hát quan họ thờ thần.
- Phần hội gồm nhiều hoạt động dân gian như đấu vờ, nấu cơm, hát hội, du thuyền hát quan họ…
3. Lễ hội nổi tiếng – Lễ hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử tại Quảng Ninh bắt đầu từ ngày 10/1 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn là nơi hình thành của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Không những vậy, Yên Tử còn là trung tâm Phật giáo lớn của cá nước. Du khách đến với lễ hội Yên tử sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng và thưởng thức tiết xuân đầu năm.
3. Hội đền Hùng
Nhắc đến lễ hội lâu đời ở Việt Nam chắc chắn không thể bỏ qua hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch tại Phú Thọ. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công ơn của các vị vua Hùng đã công dựng nước. Có thể nói, đây là sự kiện lớn của dân tộc để toàn bộ người dân Việt Nam hướng về cội nguồn, tổ tiên.
Lễ hội Đền Hùng bao gồm 2 phần chính là lễ và hội như sau:
- Phần lễ được tổ chức vào ngày chính hội là 10/3 Âm lịch, bắt đầu bằng nghi lễ dâng hương trang trọng tại đền Thượng.
- Phần hội là những trò chơi dân gian hấp dẫn như thi gói bánh chưng, đánh trống đồng… và những hoạt động nghệ thuật như hát xoan, hát ca trù…
II. Một số lễ hội ở Việt Nam tổ chức ở miền Trung
Những lễ hội đặc sắc của người dân miền Trung có thể kể đến như:
1. Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội cầu Ngư không chỉ là lễ hội truyền thống của người dân Quảng Bình mà còn mang ý nghĩa quan trọng đối với các ngư dân ven biển Nam Trung Bộ. Thông thường, lễ hội được tổ chức vào ngày 12/1 âm lịch hàng năm, thể hiện ước nguyện của ngư dân về một năm sóng yên biển lặng, bội thu.
2. Lễ hội tiêu biểu – Hội vật làng Sình
Trong một số lễ hội ở Việt Nam, hội vật làng Sình là lễ hội thú vị, mang đậm nét văn hóa của xứ Huế. Lễ hội được tổ chức từ ngày 9 – 10/1 âm lịch hàng năm. Bên cạnh những yếu tố tâm linh truyền thống, vật làng Sình còn là hoạt động để người dân rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm và sự tự tin của bản thân.
3. Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Hội Tháp Bà Ponagar hay còn gọi là Lễ Vía Bà, là một trong những lễ hội truyền thống mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Nha Trang vào dịp 20 – 23/3 âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh bà Ponagar – người đã dạy dân cách dệt vải, chăn nuôi và trồng lúa.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar có rất nhiều hoạt động hấp dẫn như:
- Lễ thả đèn hoa đăng trên sông nhằm cầu siêu cho các vong linh.
- Lễ thay y với nghi thức dâng hương, trái cây và chủ tế thực hiện nghi thức khấn vái.
- Lễ cầu cho quốc thái dân an, đất nước thịnh vượng, người dân ấm no…
III. Các lễ hội đặc sắc ở miền Nam
Một số lễ hội đặc sắc ở miền Nam mà bạn không thể bỏ qua trong năm đó là:
1. Một số lễ hội ở Việt Nam – Hội núi Bà Đen
Hội núi Bà Đen là một trong những lễ hội ở Việt Nam mà bạn nhất định phải tham dự một lần trong đời. Lễ hội diễn ra từ mùng 4 tết hàng năm. Ngoài việc là sự kiện tôn giáo lớn của người dân miền Nam, lễ hội này còn là dịp để mọi người dành thời gian ở bên nhau.
Đặc điểm nổi bật của hội núi Bà Đen là người dân sẽ hành hương đến đền Linh Sơn Thánh Mẫu để cầu mong một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn.
2. Lễ hội Dinh Cô
Một lễ hội nổi tiếng khác ở miền Nam mà chúng ta không thể bỏ qua chính là lễ hội Dinh Cô ở Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu), được tổ chức từ ngày 10 -12/2 âm lịch. Đây cũng được coi là lễ hội lớn nhất ở khu vực miền Nam.
Người dân địa phương, du khách khi đến với lễ hội Dinh Cô sẽ cầu mong cuộc sống bình yên, tốt lành cũng như thưởng thức cảnh đẹp của Long Hải.
3. Hội vía Bà Chúa xứ
Hội vía Bà Chúa Xứ diễn ra tại tỉnh An Giang từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm. Đây không chỉ là lễ hội truyền thống lớn của An Giang nói riêng mà còn là của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Theo tương truyền, chùa Bà xứ được người dân xây dựng vào năm 1820 sau khi tìm thấy một bức tượng nữ ở trong rừng. Người dân địa phương đã tôn thờ bà vì sau khi cầu nguyện, họ có được cuộc sống thịnh vượng, mùa màng bội thu. Từ đó trở đi, chùa Bà Xứ đã có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xã châu Đốc (An Giang).
IV. Kết luận
Trên đây là những thông tin về một số lễ hội ở Việt Nam được tổ chức trong năm để bạn tham khảo. Nếu muốn tìm hiểu về đời sống tâm linh, phong tục tập quán truyền thống của người Việt thì đừng bỏ qua cơ hội tham gia những lễ hội này nhé. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin về lễ hội trên cả nước nhé.