Học ngành quản trị kinh doanh ra làm gì? Mức lương thế nào?

Quản trị kinh doanh luôn nằm trong danh sách những ngành học tiềm năng thu hút nhiều thí sinh đăng ký thi tuyển hàng năm. Thế nhưng, thực tế chứng minh rằng nhiều bạn không rõ việc học quản trị kinh doanh ra làm gì? Trước những băn khoăn, thắc mắc của các bạn trẻ về việc chọn ngành, chọn nghề cho tương lai, funtasticplaycenters.com chúng tôi sẽ giành bài viết này để chia sẻ về ngành quản trị kinh doanh vô cùng hot này. Hãy theo dõi dưới đây nhé.

I. Tại sao nên học quản trị kinh doanh

ngành quản trị kinh doanh ra làm gì
Cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh là rất nhiều
Trước khi biết được học quản trị kinh doanh ra làm gì, các bạn cũng nên biết một số thông tin về ngành này. Vậy nên dưới đây chính là một vài thông tin dành cho bạn.

1. Quản trị kinh doanh là ngành gì?

Chắc chắn, với nhiều người quản trị kinh doanh là cái tên khá quen thuộc, nhưng các nội dung liên quan đến ngành này thì không phải ai cũng có thể nắm được. Theo đó, quản trị kinh doanh được hiểu đơn giản là ngành học cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến quản lý, kinh doanh.
Dựa theo khung chương trình đào tạo, các bạn sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh sẽ có cơ hội được tiếp cận với kiến thức chuyên ngành cũng như rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho thực tế như giao tiếp, thuyết trình, lãnh đạo…
Hay hiểu một cách đơn giản thì chỉ cần cầm trên tay tấm bằng quản trị kinh doanh thì bạn đã được trang bị đầy đủ hành trang kiến thức để vượt qua mọi khó khăn, thử thách của công việc. Chính vì vậy mà hàng năm, ngành quản trị kinh doanh luôn nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh, các em học sinh và hàng loạt câu hỏi được đặt ra như con gái có nên học quản trị kinh doanh không, quản trị kinh doanh thi khối gì…

2. Quản trị kinh doanh học những gì?

ngành quản trị kinh doanh ra làm gì
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp
Học quản trị kinh doanh ra làm gì không phải là câu hỏi quá khó để có lời giải đáp, nhưng trước đó chúng ta cũng cần nắm rõ được những kiến thức cụ thể và cơ bản nhất về nội dung chương trình học mà bạn có thể lĩnh hội được khi theo học ngành này.
Ngoài các môn đại cương của chuyên ngành, bạn sẽ được học các môn thuộc nhóm:
Kiến thức chuyên ngành như quản trị sự kiện, quản trị chất lượng, quan hệ quốc tế, nghiên cứu thị trường…
Kỹ năng mềm như các kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng thuyết trình, các kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng làm việc nhóm…

3. Lợi ích khi học ngành quản trị kinh doanh

Một doanh nghiệp, công ty kinh doanh hiệu quả là một quá trình vận hành phức tạp và phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Để doanh nghiệp, tập đoàn… phát triển tốt đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt và hợp lý. Điều này khiến ngành quản trị kinh doanh ra đời và luôn giữ vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, công ty… với nhiệm vụ là tối ưu hóa hệ thống, tiết kiệm nguồn chi phí, tăng nguồn thu…
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, ngành quản trị kinh doanh đang trở thành một ngành đào tạo hấp dẫn. Và nghề quản trị kinh doanh cũng trở thành ngành nghề cần thiết. Công việc của ngành quản trị kinh doanh rất đa dạng ở nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau.

II. Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Quản trị kinh doanh ra làm gì có lẽ là câu hỏi được nhiều bạn đặt ra trong quá trình chọn ngành để tham gia thi truyển. Vậy nên, chúng tôi sẽ giúp bạn có được đáp án chính xác dưới đây.

1. Chuyên viên kinh doanh

ngành quản trị kinh doanh ra làm gì
Bất kỳ doanh nghiệp,công ty nào cũng cần nhân sự cho bộ phận quản trị kinh doanh
Có thể nói đây là vị trí thường được nhiều bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh lựa chọn ứng tuyển ngay sau khi ra trường. Bởi nguồn nhân lực cho vị trí này tại các doanh nghiệp, công ty là rất lớn. Bên cạnh đó, chuyên viên kinh doanh cũng không yêu cầu nhiều kinh nghiệm nên bạn cũng dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng hơn so với những công việc khác.
Do đó, nếu là sinh viên mới tốt nghiệp mà chưa có kinh nghiệm nhiều thì chuyên viên kinh doanh là lựa chọn thích hợp. Từ vị trí bình thường này, bạn hãy chăm chỉ trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể vươn lên những vị trí cao hơn.

2. Nhân viên Marketing

Đứng vị trí tiếp theo cho câu hỏi quản trị kinh doanh ra làm gì chính là nhân viên Marketing. Đây là công việc cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên có mong muốn được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo… Thực tế, các môn học ngành quản trị kinh doanh cũng có nhiều kiến thức về nền tảng Marketing, truyền thông…
Bên cạnh đó, sinh viên quản trị kinh doanh còn được trang bị thêm nhiều kỹ năng mềm nên đây chắc chắn là vị trí phù hợp với khả năng của các bạn.

3. Chuyên viên chăm sóc khách hàng

Thêm một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai vẫn còn đang phân vân quản trị kinh doanh ra làm gì là chuyên viên chăm sóc khách hàng.
Với vị trí này, bạn có thể vận dụng các kỹ năng mềm khi được học cùng các môn chuyên ngành vào công việc. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định nên chọn vị trí này thì cũng cần cân nhắc xem bản thân có phải là người kiên nhẫn, chăm chỉ và có khả năng giải quyết tình huống hay không. Bởi, đặc thù của công việc này là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và bạn phải đáp ứng, giải quyết được những nhu cầu của họ.

4. Quản lý khu vực

Trước thắc mắc quản trị kinh doanh ra làm gì, nhiều người vẫn luôn cho rằng sẽ làm lãnh đạo, làm sếp… Tuy nhiên, khi mới ra trường các bạn vẫn chưa đủ điều kiện để trở thành người lãnh đạo hay quản lý được. Bởi vì để trở thành một nhà lãnh đạo thì cần đến rất nhiều yếu tố, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc. Các bạn cần trải qua một quá trình làm việc để chứng minh được năng lực cũng như khả năng quản lý của mình thì mới đảm nhận được vị trí này.
Vậy nên, nếu mới ra trường, bạn hãy cố gắng nỗ lực trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng của mình để hướng tới vị trí này nhé.

5. Chuyên viên điều hành dự án

ngành quản trị kinh doanh ra làm gì
Bạn không phải lo lắng quá nhiều về việc làm ngành quản trị kinh doanh khi tốt nghiệp
Đây là vị trí tuyển dụng cần nhiều kiến thức về cách điều hành. Và đây cũng là nội dung mà các bạn được tiếp cận trong quá trình học ngành quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, cũng như vị trí quản lý ở trên, bạn cần phải có kinh nghiệm và đầy đủ kỹ năng thì mới có thể thu hút được nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Vậy là bạn đã có thêm sự lựa chọn nữa cho câu hỏi quản trị kinh doanh ra làm gì rồi đúng không?
Ngoài những công việc trên, học ngành quản trị kinh doanh bạn còn có thể đảm nhiệm các công việc khác như quản lý nhân sự, tổ chức sự kiện, chuyên viên văn phòng… Bên cạnh đó, cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài cũng rất rộng mở với ngành quản trị kinh doanh.
Vậy nên bạn hãy mạnh dạn xin việc tại các công ty, tập đoàn lớn để thử sức với công việc mơ ước của mình nhé.
Thông thường, trong các công ty, doanh nghiệp đều có bộ phận quản trị kinh doanh với nhiệm vụ là định hướng chiến lược. Vì thế, ngành quản trị kinh doanh có thể làm ở nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau.

III. Mức thu nhập ngành quản trị kinh doanh thế nào?

ngành quản trị kinh doanh ra làm gì
Mức thu nhập ngành quản trị kinh doanh khá cao
Như đã chia sẻ ở trên, bởi cơ hội làm việc của ngành quản trị kinh doanh rất đa dạng nên mức lương, thu nhập của ngành cũng khá cao, không bị giới hạn. Với những sinh viên mới ra trường, bạn có thể đảm nhận các vị trí như nhân viên kinh doanh với lương 5-6 triệu nhưng hoa hồng dựa vào doanh số, KPI… nên có thể lên đến 15-20 triệu/tháng. Đối với nhân viên Marketing mới ra trường, mức lương dao động từ 8-10 triệu/tháng.
Với những người có kinh nghiệm làm việc, mức lương có thể từ 15-20 triệu/tháng… Nhìn chung, mức lương, thu nhập của ngành quản trị kinh doanh thường trên 10 triệu/tháng.
Tóm lại, sở hữu tấm bằng quản trị kinh doanh là cách tốt nhất giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình tìm việc và thu hút nhà tuyển dụng.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi quản trị kinh doanh ra làm gì. Có thể thấy, cơ hội việc làm của ngành này không thiếu nhưng có dễ xin việc hay không thì đáp án còn nằm ở năng lực của bản thân. Vậy nên hãy cố gắng học tập và nỗ lực thật nhiều để nâng cao trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm nhé.